Một số nội dung về công tác lễ hội văn hóa truyền thống năm Quý Mão 2023
Theo quy định của UBND thành phố Ninh Bình, năm nay, lễ hội văn
hóa truyền thống phường Ninh Phong – phường Nam Bình sẽ được tổ chức vào ngày 2 tháng 3
năm Quý Mão tại 2 khu vực: Lễ hội làng nghề mộc truyền
thống thôn Phúc Lộc và Lễ hội rước sắc ba thôn khu vực Yên Phong – An Lạc – An
Hòa. Trong
đó, lễ hội làng nghề mộc để tưởng nhớ công ơn của cụ tổ đã khai sinh ra làng
nghề mộc. truyền thống thôn Phúc Lộc Đây là một làng nghề truyền thống nổi tiếng chuyên sản
xuất các sản phẩm gia dụng và mỹ nghệ bằng gỗ. Làng nghề ra đời cách đây hàng
trăm năm, từ thời Đinh – Lê và phát triển theo hướng cha truyền con nối. Từ xưa
người nghệ nhân Phúc Lộc đã sáng tạo ra những sản phẩm mộc với những nét trạm
trổ tinh xảo phục vụ cho những việc làm nhà thờ, chùa, đền, đình. Làng nghề mộc
Phúc Lộc được đánh giá là nơi lưu giữu và bảo tồn những tinh hoa của nghề làm mộc
truyền thống, được khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến và lựa chọn. Lễ hội
làng nghề mộc bao gồm 4 phố Phúc Lộc, Phong Lộc, Đa Lộc, Phúc Lâm của
phường Ninh Phong và phố Trại Lộc của phường Nam Bình. Tại đây, nhân dân làng
nghề tổ chức rước kiệu, dâng hương và tế lễ theo phong tục tập quán trong phạm
vi khu vực làng Phúc Lộc cũ gồm 03 điểm dâng hương như: tại Đình, Đền, Chùa
Phúc Lộc.
“Lễ hội rước sắc 3 thôn Yên Phong – An Lạc – An Hoà” (thuộc xã Ninh Phong
trước đây) để tưởng nhớ tới công ơn của các vị tiền bối đã có công với quê
hương và đất nước. 3 thôn Yên Phong, An Lạc và An Hòa trước đây (cùng thuộc xã
An Đăng, tổng Yên Phong, phủ Yên Khánh, Thanh Hoa ngoại trấn) cùng thờ Triệu
Quang Phục. Theo sử cũ, Triệu Quang Phục là
người anh hùng vĩ đại của dân tộc. Quê ông ở Chu Diên, phủ Vĩnh Tường, nay là
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông theo vua Lý Nam Đế khởi nghĩa từ những
ngày đầu. Trong giai đoạn đen tối của lịch sử nước nhà, ông đã anh dũng đứng
lên tập hợp, tổ chức nhân dân chiến đấu chống quân xâm lược nhà Lương, giành
độc lập cho dân tộc.
Trong quá trình kháng chiến, nghĩa quân của
Triệu Quang Phục từ Hoa Lư di chuyển về cửa biển Thần Phù dừng chân
tại xã An Đăng (thuộc làng Yên Phong). Cảm kích trước người anh hùng
dân tộc có nhiều công trạng đánh giặc giữ gìn bờ cõi, thương yêu chăm
lo đời sống con dân, dân làng Yên Phong đã lập đền thờ Triệu Quang
Phục và tôn vinh ông làm Thành hoàng làng. Để tưởng nhớ công lao to lớn của
ông, thời vua Minh Mạng (1791-1841), Triệu Quang Phục được phong sắc là Tả Lực
lộ đại vương Thượng Đẳng thần (Thần hoàng bảo an chi thần hộ quốc tỳ dân xã An
Đăng phụng sự)
Lễ hội rước sắc 3
thôn với sự tham gia của 5 phố thuộc phường Ninh Phong (gồm các phố Phong Đoài,
Nam Phong, An Lạc, An Hoà, Phúc Lai ) và 5 phố thuộc phường Nam Bình (gồm các phố
Đông Phong, Bắc Phong, Chu Văn An, Ngọc Hà, Phong Quang). Tại lễ hội, 12 cửa kiệu sẽ tập trung về Đền An Hòa phố An Hòa,
phường Ninh Phong tế kỳ yên kỳ phúc và tế giao sắc. Sau đó rước sắc qua chùa Trạm
phường Nam Bình để dâng hương, dâng hương xong rước sắc về khu vực Đền Thượng,
phố Đông Phong phường Nam Bình để tế yên vị, sau đó các cửa kiệu hồi loan về
các khu vực cất giữ bảo quản.
Để đảm bảo lễ hội diễn ra trang trọng, vui vẻ, đoàn kết, an toàn, tiết
kiệm; phát huy truyền thống văn hoá của quê hương, thực hiện đúng quy định của
Nhà nước và sự cho phép của UBND thành phố về thời gian, nội dung tổ chức lễ hội,
trong thời gian qua, cấp ủy và chính quyền 2 phường Nam Bình và Ninh Phong đã tập
trung toàn bộ hệ thống chính trị kiên quyết chỉ đạo, lãnh đạo công tác tổ chức
lễ hội theo sự chỉ đạo của thành phố Ninh Bình. 2 phường đã thành lập BCĐ, BTC
lễ hội và Tiểu ban tổ
chức lễ hội rước Sắc ba thôn khu vực Yên Phong – An Lạc – An Hòa; Tiểu ban tổ
chức lễ hội khu vực làng nghề mộc Phúc Lộc; Tiểu ban đảm bảo nội dung, chương
trình tổ chức lễ hội; Tiểu ban đảm bảo An ninh trật tự, đảm bảo An toàn giao
thông, phòng chống cháy nổ. Đồng thời phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tham gia lễ hội. Bên cạnh đó, 2
phường cũng xây dựng kế hoạch, phương án chi
tiết phù hợp với từng đơn vị, tăng cường công tác nắm bắt tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội không để xảy ra các tình huống bất ngờ bị động.
Tổ chức các hội nghị để quán triệt triển khai các nhiệm vụ trọng tâm tới từng tổ
dân phố, từng dòng họ, từng chân cờ, chân kiệu.
Lễ hội truyền thống
phường Ninh Phong – phường Nam Bình là lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa
tâm linh cộng đồng do người dân trực tiếp làm chủ thể của lễ hội từ khâu tổ chức
cho đến kinh phí thực hiện; Chính quyền tạo hỗ trợ người dân đảm bảo an ninh trật
tự, an toàn giao thông trong quá trình người dân tổ chức lễ hội và tổ chức rước
kiệu. Lễ hội truyền thống phường Ninh Phong –
phường Nam Bình năm 2023 thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào ý chí chủ
quan, hành vi, ý thức của mỗi người dân, mỗi du khách tham gia lễ hội. Do đó,
khi tham gia lễ hội, mỗi người dân và
du khách thập phương cần thực hiện đúng quy định về thời gian tổ chức Lễ hội theo Kế
hoạch của UBND thành phố; thực hiện
nếp sống văn minh, ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ
hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong
mỹ tục của dân tộc Việt Nam; Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín,
dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác; Nâng cao tinh thần cảnh giác với
các loại tội phạm như: cờ bạc, trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, các hoạt động mê
tín dị đoan… lợi dụng lễ hội để hoạt động; Các gia đình giáo dục thanh, thiếu
niên tham gia lễ hội lành mạnh, không tham gia các hoạt động cờ bạc trá hình
dưới các loại hình trò chơi có thưởng, không lợi dụng lễ hội để tụ tập uống
rượu, bia dẫn đến say xỉn, đánh nhau gây mất ANTT; Tuyệt đối không sử dụng vũ
khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất
lượng, tàng trữ, buôn bán sử dụng pháo nổ, đồ chơi nguy hiểm; Thực hiện tốt các
quy định về phòng cháy chữa cháy như sắp xếp hàng hóa đảm bảo khoảng cách; quản
lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn lửa, thắp hương thờ cúng, hoá vàng; Thực hiện
các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19; Đặc biệt khi tham gia lễ hội rước sắc 3 thôn Yên Phong – An Lạc – An Hòa
do rước kiệu trên đoạn đường quốc lộ và qua đường tàu tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất
an toàn giao thông, mỗi người dân, các thành viên trong các cửa kiệu phải nghiêm túc chấp hành các quy định
pháp luật khi tham gia giao thông, nghiêm túc chấp hành sự điều hành, chỉ đạo
của Ban tổ chức, người phụ trách kiệu. Không lợi dụng việc kiệu quay để làm
biến tướng trá hình hoạt động mê tín dị đoan và tiêu cực khác.
Vì
một lễ hội vui tươi - an toàn - đoàn kết - lành
mạnh, bên cạnh việc đẩy công tác tuyên truyền, phường Ninh Phong sẽ kiên
quyết xử lý theo quy định của pháp luật đối với những đối tượng cố tình vi phạm
nếp sống văn minh trong lễ hội, xử lý các hành vi gây mất an ninh trật tự, trật
tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, yêu cầu mỗi người dân khi tham gia lễ hội cần
thực hiện nghiêm túc nội dung kế hoạch của BCĐ, BTC lễ hội 2 phường Nam Bình –
Ninh Phong; Đồng thời nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh các
hành vi lôi kéo chống phá lễ hội để Lễ hội thực
sự có vai trò giáo dục truyền thống yêu nước, tôn vinh những giá trị văn hóa tốt
đẹp của cha ông nghìn đời xưa; tạo niềm
hy vọng, ngóng chờ của mỗi người con quê hương Ninh Phong mỗi khi tết đến xuân
về vào các năm Tý-Mão-Ngọ-Dậu để lại được
trở về nguồn cội, để lại được hòa mình vào không khí vui tươi, rạo rực của lễ hội
văn hóa truyền thống góp phần xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu đẹp,
văn minh, hạnh phúc../.