Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, đó là cơ hội bứt phá cho Việt nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng vượt lên trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chuyển đổi số tạo nên đột phá to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; phương thức sống, làm việc của người dân và toàn xã hội dựa trên công nghệ số. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có. Ví dụ: Đặt hàng trực tuyến và thanh toán trực tuyến có đặt hàng không giới hạn về vị trí địa lý; Giảm thiểu được chi phí và thời gian đi lại
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về phát triển hạ tầng, nền tảng số để đảm bảo đáp ứng cho việc xây dựng, phát triển chính quyền số, chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin trên không gian mạng.
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các hệ thống thông tin, nền tảng số, đảm bảo các điều kiện ở mức cơ bản phục vụ công tác chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, các ngành, nhằm thúc đẩy hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 20/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, trọng tâm là thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đáp ứng cho xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, hướng đến xã hội số; quá trình triển khai phải đảm bảo công tác an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng, gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với các nhiệm vụ của Đề án 06, xây dựng đô thị thông minh, nông thôn mới và cải cách hành chính để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công của chính quyền.
Phấn đấu giữ vững và duy trì kết quả thực hiện các Chỉ số chuyển đổi số của thành phố và của phường thời gian qua.
Theo các chuyên gia, chuyển đổi số nông nghiệp thành công phải bắt đầu từ nông dân, coi người nông dân là người đầu tiên và là gốc để chuyển đổi số.
Chuyển đổi số nông nghiệp là cơ hội để Việt Nam thay đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị để thay vào đó là một nền nông nghiệp minh bạch dữ liệu và thông tin giúp nông nghiệp Việt Nam vươn xa và có trách nhiệm hơn với người tiêu dùng.
Trong những năm qua ngành nông nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn đến các giải pháp chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ vào hầu hết các lĩnh vực của ngành. Nhờ sự nỗ lực của các cấp các ngành nông nghiệp Việt Nam đang dần chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại. Thông qua chuyển đổi số đã mang đến những giá trị mới và bền vững cho sản xuất nông nghiệp và cho thấy tầm quan trọng, tính cấp thiết của quá trình này. Không chỉ vậy, chuyển đổi số nông nghiệp đã giúp nông dân sản xuất với chi phí thấp nhất, nhưng bán ra với giá cao nhất. Người sản xuất được kết nối trực tiếp, đưa nông sản tới tay người tiêu dùng mà không qua khâu trung gian. Đồng thời, giúp mọi người kết nối với nhau dễ dàng hơn, thuận lợi hơn.
Theo các chuyên gia, chuyển đổi số nông nghiệp thành công phải bắt đầu từ nông dân, coi người nông dân là người đầu tiên và là gốc để chuyển đổi số.
Nhờ vào chuyển đổi số, người dân có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin thông qua Internet như tra cứu thông tin, học tập trực tuyến, theo dõi tin tức và chia sẻ kiến thức một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Chuyển đổi số là một cụm từ được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Trong thời đại 4.0 không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống hàng ngày. Đó là một quá trình chuyển đổi các hoạt động truyền thống sang các quá trình dựa vào công nghệ số, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và cung cấp cho người dân nhiều tiện ích hơn. Dưới đây là một số lợi ích mà chuyển đổi số mang lại.
1.1 Tiện lợi và dễ dàng tiếp cận thông tin
Nhờ vào chuyển đổi số, người dân có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin thông qua Internet như tra cứu thông tin, học tập trực tuyến, theo dõi tin tức và chia sẻ kiến thức một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Trước đây, khi muốn tra cứu thông tin về bất kỳ vấn đề nào, người dân thường phải tìm kiếm thông tin từ sách, báo chí hoặc hỏi đáp với người có kinh nghiệm. Nhưng nhờ chuyển đổi số và internet, người dân có thể tra cứu thông tin trực tuyến chỉ với một vài lượt nhấp chuột. Ví dụ, khi muốn tìm hiểu về một bệnh lý, người dùng có thể tìm kiếm thông tin từ các trang web y tế uy tín hoặc tìm các tài liệu chuyên ngành dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm.
Trong bối cảnh đất nước hiện nay, khi chúng ta đã chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát phát triển ứng dụng về dân cư, định danh cá nhân và thực hiện điện tử đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; đồng thời xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ Đại hội XIII là: đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số. Đây là một trong những dự án công nghệ thông tin lớn nhất từ trước đến nay. Phát triển ứng dụng dữ liệu điện tử có ý nghĩa tầm quan trọng rất lớn như:
- Thay đổi phương thức quản lý công dân từ thủ công, sử dụng giấy tờ sang hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin; quản lý toàn dân thông qua mã định danh cá nhân.
- Góp phần khắc phục tình trạng thiếu thống nhất và nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính chính xác trong quản lý thông tin cơ bản của công dân giữa các bộ, ngành, địa phương.
Kính thưa toàn thể nhân dân
Chuyển đổi số chính là cách đi trong chặng đường phát triển thời Cách mạng công nghệ 4.0, và là cơ hội vô giá để phát triển đất nước.
* Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ để thay đổi cách thức vận hành, mô hình chuyển đổi số trong kinh doanh và đem đến những giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp. Đối với Việt Nam, “chuyển đổi số” còn được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi mô hình doanh nghiệp từ dạng truyền thống sang dạng doanh nghiệp số. Dựa trên những ứng dụng công nghệ mới, Internet, điện toán đám mây…. Để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình thực hiện; Chuyển đổi số là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề; Khái niệm này được ra đời trong thời đại bùng nổ Internet, mô tả những hoạt động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện trong cách thức hoạt động của toàn doanh nghiệp, ở tất cả những khía cạnh như cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối quan hệ khách hàng hoặc thậm chí là tạo ra những doanh nghiệp mới với cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn. Chuyển đổi số không chỉ tác động đến những tổ chức hay doanh nghiệp mà còn tác động đến những nhóm đối tượng khác xoay quanh như là khách hàng, đối tác, nguồn nhân lực, kênh phân phối…Hiện nay, chuyển đổi số đang được ứng dụng rộng rãi và đa lĩnh vực trong cuộc sống.
Khi người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử sẽ được hưởng những lợi ích sau:
+ Tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm nhiều khâu thủ tục khi thực hiện các giao dịch hành chính công.
+ Công dân có thể thay thế CCCD và các loại giấy tờ mà họ đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia như: giấy phép lại xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế… Như vậy, khi người dân giao dịch hành chính sẽ giảm tối đa các giấy tờ phải mang theo.
+ Việc cấp định danh điện tử cho công dân trong thời gian tới để tạo tiện ích lớn nhất cho công dân trong quá trình triển khai, thực hiện 25 thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên, tích hợp chia sẻ dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công quốc gia.
Chuyển đổi số mang lại cơ hội kinh doanh mới. Mỗi người dân có thể thành một doanh nghiệp, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, các sàn thương mại điện tử. Từ tháng 8/2020 đến hết 30/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện triển khai thí điểm chuyển đổi số tại xã Yên Hòa, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Một trong những trọng tâm quan trọng là phát triển kinh tế số nông thôn, hỗ trợ bà con nông dân đưa đặc sản cá trạch sụn kho niêu của địa phương lên sàn thương mại điện tử. Hiệu quả kinh doanh đã được cải thiện rõ rệt. Trước khi chuyển đổi số sản phẩm đơn điệu chưa có bao bì, hộp đựng, sản phẩm chưa bắt mắt về hình thức; sản lượng bán ra từ tháng 01/2019 đến tháng 8/2020 là 934 sản phẩm. Từ khi thực hiện chuyển đổi số, trong thời gian 10 tháng (từ tháng 9/2020 đến hết 30/6/2021), số lượng sản phẩm bán ra là 4.204, tăng 4,5 lần; ước tính tăng thu nhập cho lao động của Hợp tác xã từ 1,5 triệu đồng/người/tháng lên 4,5 triệu đồng/ người/tháng, gấp 03 lần so với trước đây. Sản phẩm được thiết kế bao bì, đóng gói bắt mắt, không những đáp ứng nhu cầu sử dụng, mà còn trở thành món quà tặng, mang lại trải nghiệm mới cho người dân cả nước. Tương tự, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tận dụng các nền tảng số để thực hiện chuyển đổi số, thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng hiệu quả hơn.
Dữ liệu đang được cập nhật
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
Trực tuyến: 4
Hôm nay: 25
Hôm qua: 59