Ủy ban nhân dân phường Ninh Phong
Thứ sáu, 10/05/2024
Trang thông tin điện tử UBND Phường Ninh Phong

công tác phòng cháy chữa cháy ở trường học

Thứ ba, 10/10/2023 Đã xem: 83

Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản của mọi gia đình và xã hội. Thực hiện tốt công tác PCCC là đã bảo vệ được tính mạng, tài sản, giữ được bình yên, hạnh phúc cho mọi gia đình và xã hội. Trong cuộc sống, nhiều lúc chỉ cần một phút lơ là, bất cẩn là có thể để xảy ra cháy. Thời gian qua nhiều vụ cháy xảy ra đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. 

            Hiện nay, các trường học trên địa bàn đã từng bước được đầu tư cơ sở vật chất mới, được cải tạo lại với quy mô, các trang thiết bị và tiện nghi học tập, sinh hoạt tương đối đầy đủ, hoàn thiện. Nhiều trường được chia thành nhiều khu riêng biệt như: khu phòng học, khu vực để xe, nhà đa năng, bếp ăn bán trú, phòng thư viện, thiết bị, phòng sinh hóa.  Trường học là nơi tập trung số lượng lớn học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên phục vụ, một khối lượng lớn cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện và phục vụ quá trình học tập, sinh hoạt. Chất dễ cháy trong trường học như: chăn, giường chiếu, bàn ghế, đồ dùng dạy học, thiết bị điện tử...; Chất dễ bắt cháy như xăng trong khu vực nhà xe, khí dầu mỏ hóa lỏng như khu vực bếp ăn tập thể…

            Nguồn nhiệt được tạo ra trong trường học bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như do sơ xuất trong việc dùng lửa để nấu thức ăn, để thực hành thí nghiệm, do vi phạm quy định về PCCC như hút thuốc,... Ngoài ngọn lửa trực tiếp gây ra cháy thì việc sử dụng các thiết bị điện cũng có thể làm phát sinh nguồn nhiệt. Quá trình sử dụng thiết bị điện quá công suất chịu tải của dây dẫn và các thiết bảo vệ, sử dụng sai quy định gây ra các hiện tượng quá tải, lâu ngày không kiểm tra đường dây dẫn điện nên bị chạm chập, quá tải, điện trở chuyển tiếp...

            Trường học là đối tượng cần được tổ chức PCCC bởi trong trường học cháy có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào. Dựa vào tính chất sử dụng, các ngôi nhà công trình trong các trường được phân chia thành các khu vực khác nhau để tổ chức việc PCCC. Đánh giá nguy hiểm cháy trong trường học phân chia theo khu vực:

- Khu vực phòng học

+ Các chất cháy chủ yếu ở đây là bàn, ghế, chúng đều là chất dễ cháy, được phân bố trải dài trên nền và như vậy nguy hiểm cháy lan là rất lớn.

+ Nguồn nhiệt gây cháy được hình thành từ sự cố hệ thống điện (ngắn mạch, quá tải) từ các thiết bị tiêu thụ điện như thiết bị chiếu sáng trên trần nhà, hệ thống điều hòa, màn chiếu,…

- Phòng máy vi tính

Đây là nơi tập trung tài sản có giá trị lớn về kinh tế và khoa học kỹ thuật: Hệ thống máy vi tính, quạt, thiết bị  điện phục vụ cho giảng dạy học tập và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, thông thường phòng máy vi tính được trang bị hệ thống bàn gỗ, giá kệ kê máy, do vậy tải trọng chất cháy tăng lên rất nhiều. Tại các phòng máy tính là nơi có nguy hiểm cháy cao bởi sự xuất hiện nguồn nhiệt do ngắn mạch, quá tải trên hệ thống dây dẫn điện. Đặc điểm nguy hiểm cháy xảy ra trong phòng máy vi tính khi các cháu chơi dễ dẫn đến hoảng loạn do sợ bị điện giật, do có nhiều khói khí độc tỏa ra khi cháy nhựa, bàn ghế trong điều kiện thiếu khí.

- Khu vực bếp ăn

Khu bếp ăn dùng để nấu ăn tập thể cho cán bộ giáo viên nhà trường, nấu ăn cho học sinh. Ở khu vực này thường xuyên tồn chứa lượng chất cháy lớn như khí dấu mỏ hóa lỏng, nguyên liệu, hàng hóa phục vụ sinh hoạt và hầu hết đều là chất dễ cháy. Trong quá trình sử dụng ngọn lửa trần do đun nấu, sự cố thiết bị điện đều có thể làm phát sinh nguồn nhiệt gây cháy. Bên cạnh đó, ở vị trí bếp đun, do dầu, mỡ bám dính lên tường, hút mùi trở thành con đường lan truyền của ngọn lửa gây cháy lan nhanh chóng.

- Khu vực nhà xe

Khu vực nhà xe thường có ở các trường phục vụ việc để các loại phương tiện đi lại của giáo viên, phụ huynh, học sinh. Lượng xe nhiều đồng nghĩa với nguy hiểm cháy nổ cao bởi trong xe chứa lượng nhiên liệu là chất dễ cháy và bên cạnh đó phần nhựa trên xe cũng là chất dễ cháy. Nguồn nhiệt hình thành trong nhà xe có thể do hút thuốc, do sự cố điện trên các xe hoặc sự cố hệ thống điện chiếu sáng, bảo vệ gây cháy. Khi có cháy xảy ra hầu hết các xe trong ga ra đều bị bắt cháy, tốc độ cháy lan lớn do đường ống dẫn nhiên liệu của xe bằng nhựa bắt cháy.

Các biện pháp phòng cháy trong trường học

- Trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu như: bình khí CO2, bình bột chữa cháy  để đảm bảo về chất lượng và số lượng, luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Lưu ý lắp đặt mạch điện của các thiết bị trong trường học đảm bảo đúng cách. Khi lắp đặt phải lắp cầu dao hay aptomat ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng nhà. Ngoài ra, cũng cần lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, hoặc quá tải, ngăn ngừa phát hoả do điện. Thiết bị bảo vệ đóng cắt điện cần được lắp đặt trên dây pha, tốt nhất nên lắp đặt đồng thời cả dây pha và dây trung tính. 

- Tất cả các trường học phải có nội quy phòng chống cháy nổ, điện giật,  phương án chữa cháy, phương án thoát nạn cho trẻ em và học sinh khi có cháy, điện giật  xảy ra. Phương án  phải được tổ chức học tập, diễn tập, tổ chức rút kinh nghiệm.

- Vị trí đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm điện phải là nơi cao ráo, đảm bảo thuận tiện khi sử dụng, chú ý đặt cao hơn nền và sàn nhà ít nhất 1,4 mét.

- Không được để các em nghịch lửa, diêm, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt trong trường. Tuyệt đối không chạm vào chỗ đang có điện như: ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy, chỗ nối dây, dây điện trần… để không bị điện giật.

- Yêu cầu đối tượng sử dụng phải kiểm tra ngắt hết điện trước khi đóng cửa. Nhân viên bảo vệ nhà trường có trách nhiệm kiểm tra lại.

- Cấm sử dụng điện tùy tiện.

a) Đối với phòng máy vi tính
+ Tại các phòng máy tính phải có nội quy quy định việc sử dụng máy tính trong học tập, nghiên cứu.
+ Có chế độ kiểm tra định kỳ phát hiện những khuyết tật có thể dẫn đến sự cố phát sinh nguồn nhiệt gây cháy của hệ thống thiết bị máy tính và hệ thống thiết bị điện.
+ Cần trang bị các loại bình khí CO2 và bột chữa cháy.
+ Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động cho phòng máy tính.
+ Tại mỗi phòng máy tính phải có quy định an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn khi sử dụng điện.

+ Trong quá trình sử dụng, cần phải thường xuyên kiểm tra đường dây; các thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện như: cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm,…; các thiết bị sử dụng điện trong nhà trường. Bên cạnh đó, tốt nhất hãy ngắt nguồn điện các thiết bị khi không sử dụng để đề phòng cháy nổ, chập điện.

b) Đối với khu vực bếp ăn
+ Tại các bếp ăn phải có các nội quy, quy định về phòng chống cháy nổ, quy trình vận hành đường ống khí dầu mỏ hóa lỏng.
+ Hệ thống điện chiếu sáng và sử dụng đun nấu phải được tính toán, có thiết bị bảo vệ trên mỗi hệ thống. Tuyệt đối không lắp đặt các thiết bị điện ở những nơi ẩm ướt, ngập nước, không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ.
+ Cần trang bị các loại bình khí CO2 và bột chữa cháy phù hợp cho từng khu vực trong bếp ăn, căng tin.
+ Người làm việc ở khu vực bếp ăn phải có kiến thức phòng chống cháy nổ, sử dụng thành thạo các phương tiện phòng chống cháy nổ.
+ Tại mỗi bếp ăn phải có quy định an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn khi sử dụng điện

+Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, đảm bảo các thiết bị điện an toàn, không bị hở, mát.

+ Không để các dụng cụ điện, dây dẫn điện ngang tầm tay học sinh. Không để học sinh chơi đùa gần các thiết bị điện như ổ cắm điện, nồi cơm điện đang nấu, quạt điện...

   c) Đối với khu vực nhà xe

+ Nhân viên bảo vệ phải thường xuyên canh gác, giám sát các xe trong khu vực nhà xe. Kiểm tra tình trạng chủ xe quên chìa khóa trên xe.

+ Cần trang bị các loại bình bột chữa cháy trong ga ra xe, treo ở vị trí dễ thấy, dễ lấy.

+ Tại nhà xe phải có quy định an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn khi sử dụng điện.

Các biện pháp kỹ thuật an toàn khi có cháy nổ.

- Khi có cháy xảy ra phải chủ đông thực hiện nhiệm vụ chữa cháy.

anh tin bai

 

anh tin bai

 

anh tin bai

 

 

anh tin bai